상단여백
HOME international Vietnam 안동
Viện chấn hưng văn học quốc gia HànQuốc, buổi triễn lãm đặc biệt văn hóa nho giáo tại Hồ ChíMinhLễ hội văn hóa thế giới Hồ Chí Minh- Gyeongju
  • 여의봉, 이순호 기자
  • 승인 2017.11.24 13:39
  • 댓글 0

[IIJournal quốc tế = phóng viên Yeo Ui Bong, Lee Soon Ho] Trong thời gian diễn ra sự kiện “Lễ hội văn hóa thế giới Hồ Chí Minh- Gyeongju” được tổ chức ở công viên 23.9 Hồ Chí Minh Việt Nam ngày 11 vừa qua, Viện chấn hưng văn học quốc gia Hàn Quốc đã mở hội giao lưu văn hóa nho giáo và tổ chức “buổi triển lãm đặc biệt giao lưu văn hóa nho giáo Hàn Quốc- Việt Nam”.

Buổi triển lãm đặc biệt lần này đã soi sáng lịch sử giao lưu lâu dài giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Trong lịch sử Hàn Quốc, Việt Nam đã xuất hiện lần đầu tiên trong “Bổ An Nam lục dị đồ kí” của Choe Chi-won thời đại Tân La.

Vào thời Cao Ly, hoàng tử Lí Dương Côn của vương triều Lý (1009-1225) đã đến Cao Ly vào năm 1127 khởi đầu cho dòng họ Lee Jeongseon.

Năm 1225 ngay sau khi triều nhà Lý nhường ngôi cho nhà Trần, hoàng tử Lý Long Tường của triều Lý (1174-?) năm 1226 cùng họ hàng đến Cao Ly tại Oongjin-gun Whanghae-do, lấy nơi đây làm căn cứ lập công đẩy lùi quân Mông Cổ, sau đó trấn giữ vùng Hoa Sơn và trở thành thủy tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn.

Thông qua sứ giả Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập tình hữu trị và giao lưu về văn vật.

Giao lưu giữa 2 nước phát triển mạnh mẽ thông qua sách. Những ví dụ tiêu biểu như “Minh tâm bảo giám” được biên soạn vào thời Cao Ly, Shim Chang story- tiểu thuyết cổ điển của thời Joseon đã được truyền tới Việt Nam, đồng thời tác phẩm “Việt Nam vong quốc sử” của Phan Bội Châu được dịch xuất bản và biết đến rộng rãi vào thời đại Joseon.

Hơn nữa tại trường đại học xã hội nhân văn quốc gia Hồ Chí Minh đã mở buổi hội thảo học thuật kiểm thảo lại quá trình lịch sử giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam và đã kí hợp ước MOU để đẩy mạnh giao lưu văn hóa học thuật giữa hai bên (viện chấn hưng văn học quốc gia Hàn Quốc và trường đại học xã hội nhân văn quốc gia Hồ Chí Minh)
Buổi hội thảo học thuật với chủ đề “nhận thức và giao lưu văn hóa” cũng được tổ chức ở trường đại học xã hội nhân văn quốc gia Hồ Chí Minh.

Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu chuyên ngành văn học của trường đại học xã hội nhân văn quốc gia Hồ Chí Minh cũng mở bài giảng với tiêu đề “Nho giáo trong quá trình cận đại hóa văn hóa Việt Nam thế kỉ 19- đầu thế kỉ 20”.

“Phương án giao lưu văn hóa nho giáo giữa Hàn Quốc và Việt Nam” của uỷ viên nghiên cứu Kim Jong Seok của viện chấn hưng văn học quốc gia Hàn Quốc đã bắt đầu cho bài phát biểu và thảo luận của 5 học giả Hàn Quốc và 5 học giả Việt Nam.

Hội giao lưu văn hóa nho giáo trong khuôn khổ “Lễ hội văn hóa thế giới Hồ Chí Minh- Gyeongju” được tổ chức trong 23 ngày đã được tổ chức với mục đích nhìn lại tình hữu nghị lâu dài của bác bậc tri thức giữa hai nước lấy nho giáo làm trung gian và đánh thức được giá trị quan trọng vốn có trong văn hóa truyền thống của hai dân tộc.

Viện chấn hưng văn học quốc gia Hàn Quốc là cơ quan hành chính phát triển, nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, đào tạo các tài liệu văn học từ lịch sử quá khứ đến thời kì hiện đại của Hàn Quốc.

Đặc biệt phát hiện và công bố những giá trị di sản ghi chép tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động bảo tồn cộng đồng đối với các di sản ghi chép thế giới và đang lập nên mạng lưới nghiên cứu hàn quốc học trên toàn thế giới.

Viện chấn hưng văn học quốc gia Hàn Quốc nằm ở thành phố Andong, thuộc chính quyền tỉnh Kyungsangbuk-do. Gần đây bản mộc in ấn nho giáo của Hàn Quốc (Confucian Printing Woodblocks in Korea) được UNESCO ghi nhận là di sản ghi chép thế giới và được biết đến rộng rãi.

여의봉, 이순호 기자  iij@iij.co.kr

<저작권자 © 국제i저널, 무단 전재 및 재배포 금지>

여의봉, 이순호 기자의 다른기사 보기
여백
icon인기기사
기사 댓글 0
전체보기
첫번째 댓글을 남겨주세요.
여백
여백
여백
여백
여백
Back to Top